Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Đại hội đồng gia tộc lần thứ 3

Sáng mồng 10 tháng 3 năm Nhâm thìn (31/3/2012), Nguyễn Văn Tộc Làng Phương Trung đã tổ chức Lễ Tế xuân và ra mắt Gia phả đồng thời tổ chức Đại hội gia tộc lần thứ III, nhiệm kỳ 2012-2016. 

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Báo cáo tổng kết tình hình xây dựng tộc văn hóa nhiệm kỳ II và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ III.

     TỘC NGUYỄN VĂN
  LÀNG PHƯƠNG TRUNG                                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                                       Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
           
                                                   Phương Trung, ngày 31tháng 03 năm2012       
(mồng 10 tháng 03 Nhâm Thìn - 2012)

BÁO CÁO
TỔNG KẾT TÌNH HÌNH XÂY DỰNG TỘC VĂN HÓA NHIỆM KỲ II (10/03/2008-10/03/2012 âm lịch) VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHIỆM KỲ III (10/03/2012-10/03/2016 âm lịch)

A. TỔNG KẾT TÌNH XÂY DỰNG TỘC VĂN HÓA NHIÊM KỲ II (10/03/2008-10/03/2012)
I. TÌNH HÌNH CHUNG:
        - Tình hình chung của gia tộc từ 2008-2012:
        - Tính từ ngày Đức bà Thỉ tổ định cư và khởi nghiệp vào khoảng năm 1780 cho đến ngày nay gần 232 năm, Tộc Nguyễn Văn làng Phương Trung phát triển và kế thế được 10 hệ, gồm 2 phái, 5 chi, con cháu hiện nay có 150 hộ, dưới 600 người; định cư tại Phương Trung và các làng lân cận trên 80 hộ; còn lại định cư trên mọi miền đất nước; kể cả nước ngoài. Để tỏ lòng tri ân công đức của tổ tiên và để làm cầu nối liên kết tất cả con cháu của gia tộc, xây dựng một gia tộc văn hóa phát triển lâu dài, gia tộc đã đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2004- 2008. Trong đại hội lần thứ I đã bầu ra HĐGT và đã định ra phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ 2004-2008. Hoạt động của HĐGT nhiệm kỳ lần thứ I đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng như: Xây dựng và thực hiện qui ước của tộc, trùng tu nhà thờ, mộ tổ,... đã tạo cho con cháu của tộc nâng cao nhận thức về việc tri ân công đức tổ tiên, tích cực thực hiện qui ước, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức để giáo dục truyền thống gia tộc cho con cháu và xây dựng tộc họ văn hóa. Hoạt động của nhiệm kỳ II (2008-2012) có thuận lợi cơ bản trên nền tảng kết quả đạt dược của nhiệm kỳ I, tạo ra khí thế sôi nổi, đồng thuận cao của toàn gia tộc.

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Ghe bầu Miền Trung


© Nguyễn Thanh Lợi, Thành phố Hồ Chí Minh 2008
Với sự đồng ý của tác giả và Tạp Chí Nghiên Cứu và Phát Triển của Sở Khoa Học và Công Nghệ Thừa Thiên-Huế (đăng trong số 2 (67).2008 )

1. Nguồn gốc tên gọi
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, ghe bầu là biến âm của hai từ Mã Lai-Nam Đảo: "gay” và “pràu”. “Gay” có nghĩa là ghe thuyền và “prau” là thuyền buồm Mã Lai. (1)
Gay đồng thời có thể là biến âm của ghe và pràu biến âm thành bàu. Thuyền prao được từ điển Le petit Larousse ghi nhận một cách giản lược: "Những chiếc thuyền có cấu trúc phỏng theo thuyền prao của Mã Lai.(2)”